Quản lí của cơ quan nhà nước và vấn đề thuế YouTuber

Các bước đăng ký và xác minh của YouTuber và kênh YouTube hoàn toàn nặc danh (chỉ trừ các vấn đề liên quan đến thanh toán cần khai báo chính xác theo giấy tờ tùy thân), bởi vậy các cơ quan quản lí rất khó có cơ chế quản lí, đặc biệt là vấn đề chủ thể và nội dung video upload lên hay chế tài xử phạt khi có vi phạm. (Năm 2017, tại Việt Nam từng phát sinh vụ việc một số video dành cho trẻ em có nội dung phản cảm không phù hợp với lứa tuổi, hay nhiều video bị cáo buộc là chống phá, bôi nhọ nhà nước và lãnh đạo). Ngoài ra, nguồn thu nhập từ YouTube không phải là nhỏ, dẫn đến vấn đề cần truy thu thuế thu nhập.

Trong một động thái thiết chặt quản lí, tháng 2 năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin - Truyền thông có công văn cho biết, sẽ tiến hành rà soát và xử lý các vi phạm trên trang YouTube[14]. Bộ cũng có ý tưởng sẽ lập danh sách các kênh youtube để đưa vào quản lí và thu thuế[15].

Theo thỏa thuận của YouTuber và YouTube, YouTube chịu trách nhiệm nộp thuế liên quan đến những giao dịch giữa Google và các bên quảng cáo, còn các khoản thuế liên quan đến các dịch vụ, khác với các khoản thuế căn cứ theo thu nhập ròng của Google do YouTuber chịu trách nhiệm. Theo quy định hiện hành, người nhận thu nhập từ các tổ chức như Facebook, Google, YouTube... được xếp vào dạng cá nhân kinh doanh và có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì phải nộp thuế. Mức thuế là 7% trên thu nhập (gồm 5% thuế giá trị gia tăng, 2% thuế thu nhập cá nhân).[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: YouTuber http://cafebiz.vn/youtube-thay-doi-chinh-sach-cac-... http://cand.com.vn http://cand.com.vn/doi-song/Lap-danh-sach-cac-kenh... http://dantri.com.vn http://dantri.com.vn/van-hoa/bo-van-hoa-se-ra-soat... http://dantri.com.vn/viec-lam/cac-ngoi-sao-tren-yo... http://dantri.com.vn/viec-lam/xuat-hien-cach-kiem-... https://support.google.com/youtube/answer/3046484?... https://support.google.com/youtube/answer/7277005?... https://support.google.com/youtube/answer/72851?hl...